THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO

0 / 5. 0

Đa dạng hóa thị trường, giá bình quân liên tục tăng giúp hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đang hết sức nhộn nhịp. Đây cũng là cơ hội để các chủ hàng đẩy mạnh quy mô xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng này cần đáp ứng một điều kiện nhất định. Vậy thủ tục xuất khẩu gạo như thế nào? Các doanh nghiệp cần lưu ý những gì trong quy trình xuất khẩu gạo?  Hãy cũng tìm hiểu cùng HML Supply Chain qua bài viết dưới đây

1. Quy định về xuất khẩu gạo ra nước ngoài

1.1 Quy định về chính sách xuất khẩu gạo

Về cơ bản, gạo là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với những đơn vị mới xuất khẩu lần đầu, sẽ cần nắm rõ một số quy định về chính sách xuất khẩu gạo như sau:

  • Nghị định số 109/2010/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Quy định về một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Văn bản số 02/VBHN-BCT (2018): Quy định về một số điều trong Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

1.2 Yêu cầu đối với việc xuất khẩu gạo

Đơn vị xuất khẩu gạo khi yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau:

  • Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 133: 2013/BNNPTNT);
  • Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 134: 2013/BNNPTNT).

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định cần được sở hữu hoặc được thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Đơn vị xuất khẩu có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình.

2. Mã HS và biểu thuế của gạo

2.1 Mã HS gạo

Tùy theo từng loại gạo mà sẽ có mã HS khác nhau. Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc vào chương 10 – Ngũ cốc, nhóm 1006. Mã HS chi tiết của từng loại gạo như sau:

  • Mã HS của Thóc là 100610.
  • Mã HS của Gạo lứt là 100620.
  • Mã HS của Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng là 100630.
Mã HS Mô tả hàng hóa
100610 Thóc:
10061010 Phù hợp để gieo trồng
100620 Gạo lứt:
10062010 Gạo Hom Mali (SEN)
10062090 Loại khác
100630 Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
10063030 Gạo nếp (SEN)
10063040 Gạo Hom Mali (SEN)
10063050 Gạo Basmati (SEN)
10063060 Gạo Malys (SEN)
10063070 Gạo thơm khác (SEN)
Loại khác:
10063091 Gạo đồ (1)
10063099 Loại khác

2.2 Thuế của mặt hàng gạo

  • Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: mặt hàng Gạo  chịu thuế xuất khẩu là 0%.

3. Những lưu ý khi xuất khẩu gạo

3.1 Chính sách và hợp đồng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo

Theo nghị định về tương lai xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo của bộ công thương. Khi xuất khẩu mặt hàng gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

3.2 Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu gạo

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng gạo bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);

  • Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;

  • Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);

  • Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch.

Nếu như lô hàng đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Và ngược lại.

3.3 Dán nhãn hàng hóa khi xuất khẩu gạo ( Shipping mark)

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

  • Tên hàng bằng tiếng Anh

  • Tên đơn vị nhập khẩu

  • MADE IN VIETNAM

  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện

  • Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark

  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v

4.Quy trình xuất khẩu gạo

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo khá rườm rà và nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy trình và thủ tục xuất khẩu gạo sẽ giúp bạn có thêm nhiều tham khảo trong quá trình vận chuyển.

4.1 Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bước 1: Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.

Bước 2: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Bước 3: Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

4.2 Đăng hợp đồng xuất khẩu gạo

Theo nghị định về tương lai xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo của bộ công thương. Khi xuất khẩu mặt hàng gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo bao gồm:

– Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam

– Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng đầy đủ giáp lai (bản sao kèm bản chính để đối chiếu)

– Báo cáo tồn kho, có sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ công thương cấp (bản sao)

Trong trường hợp được ưu tiên theo quy định của chính phủ, thương nhân cần phải nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếp, thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh.

– Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc;

– Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ đăng ký hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.

4.3 Tiến hành thực hiện thủ tục khai báo hải quan

Sau khi làm xong Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo và  Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới có đủ điều kiện làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo. Thủ tục hải quan khi xuất khẩu gạo như hàng thông thường nhưng các nước nhập khẩu thường yêu cầu bên xuất khẩu có thêm kiểm dịch thực vậtphân tích thành phần (đặc biệt là độ ẩm), chứng nhận chất lượnggiấy hun trùng hay chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế.

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bao bì gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);

  • Packing List (Phiếu đóng gói);

  • Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu);

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)

  • Certificate of Quality (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)

  • Certificate of Health (Giấy chứng nhận y tế) (H/C)

  • Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm dịch thực vật )

  • Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng )

  • Các chứng từ liên quan khác,…

4.4.  Hoàn tất quá trình thông quan

Khi các hồ sơ được hải quan phê duyệt, nộp lại cho hãng tàu để hoàn tất quá trình thông quan. Sau khi hoàn tất các bước trên, đơn vị đã hoàn tất quá trình thông quan xuất khẩu mặt hàng thủy sản.

5. HML là đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu gạo chuyên nghiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm, HML tự tin đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhất.

  • HML là thành viên của các hiệp hội logistics trong nước và quốc tế như VLA, WCA, JCTRANS, PPL,…..
  • Cam kết mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, ưu tiên lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
  • Tư vấn dịch vụ nhanh chóng, đầy đủ, miễn phí. Giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Đối với những khách hàng mới bắt đầu lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục và quy trình xuất nhập khẩu một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
  • Bảo mật thông tin khách hàng.
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao với phương châm MỌI LÚC – MỌI NƠI.

HML SUPPLY CHAIN,. JSC

Tel: +84 82 369 2828

Email: infor@hml.com.vn

Website: hml.com.vn