Mùa vải thiều, nhắc chuyện xuất khẩu

0 / 5. 0

Vải thiều là loại quả đặc trưng của xứ Bắc, loại quả chỉ thu hoạch theo mùa. Những ngày hè nóng nực, tu hú kêu ngoài đồng ngoài bãi, vải thiều cũng chín đỏ trong những khu vườn được quy hoạch trồng cây lâu năm.

Nhiều thị trường tiềm năng cho trái vải

Nhắc đến vải thiều, loại cây mà không phải vùng nào cũng có thể trồng và ra trái, những nguồn lợi đặc trưng của loại cây đặc biệt này dường như chưa mang lại giá trị như đúng giá trị của nó mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Năm 2022, tổng sản lượng vải thiều của Việt Nam ước tính khoảng 320.000 tấn. Riêng tỉnh Bắc Giang có sản lượng vải thiều ước tính 180.000 tấn, trong đó xuất khẩu 40% chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

bac_giang_doc_suc_chung_tay_cho_mua_vai_thang_loi_4-compressed.jpeg

Có một liên tưởng thú vị rằng, một quẩy gánh vải thiều 10kg nếu được xuất sang Nhật, người bán hàng sẽ bán được 4 triệu đồng. Nhưng nếu bán ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay Huế, giá cao nhất cũng chỉ được 45.000 đồng/ kg. Còn hái tại vườn thì 7.000 – 8.000 đồng/kg khi thương lái tới thu mua. Đôi khi rẻ quá, người nông dân còn chẳng hái cũng chẳng muốn kêu thương lái tới bán.

Xuất khẩu vải sang Nhật, có sự giám sát khắt khe về chất lượng. Toàn vùng Bắc Giang rộng lớn thì chỉ 37 mã vùng trồng được cấp cho thị trường Nhật với diện tích 300 ha, sản lượng chừng 2.500 tấn.

Thường 100% lô hàng từ Việt Nam đều phải qua cơ quan chức năng kiểm nghiệm của Nhật Bản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép tối đa chỉ là 0,01mg/kg. Mức tiêu chuẩn đó thì dư lượng thuốc gần như bằng không.

Chất lượng rau quả và ý thức của người trồng

Chứng chỉ VietGAP thấp hơn tiêu chuẩn của GlobalGAP, nhưng cách thức người trồng và giám sát chứng chỉ đó cũng chưa hẳn đạt tiêu chuẩn.

photo1529402291398-1-compressed.jpeg

Vì việc giám sát để đạt chất lượng và tiêu chuẩn là rất khó, nếu không được ý thức từ chính người nông dân, với một thị trường tiềm năng nhưng khó tính như Nhật Bản. Nhật Bản với điều kiện khí hậu của nước ôn đới, không thích hợp trồng vải. Nhưng người Nhật lại yêu thích ăn vải. Vì vậy, trái vải được coi là mặt hàng cao cấp và được bán với giá rất cao. Tuy vậy, để xuất khẩu được vải sang thị trường này thì phải vượt qua yêu cầu khá khắt khe. Vải thiều phải có vị ngọt đậm đà, tươi ngon mọng nước, có mùi thơm đặc trưng. Màu sắc bên ngoài đảm bảo tươi sáng, đều đặn và có màu ửng hồng.

Mỗi quả vải khi cắt ngang, đường kính phải đạt đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã kí kết, thường theo các hợp đồng kí kết thì qui định đường kính này không nhỏ hơn 25mm, 1kg đạt từ 25 – 30 quả vải. Phần cuống được cắt tỉ mỉ nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng quả vải.

Khó khăn là vậy, trái vải ở Việt Nam từ độ tươi, vị ngon, màu sắc, lẫn khối lượng vẫn được đánh giá cao nhất so với vải Trung Quốc và vải Đài Loan. Nhưng thị trường khó tính như Nhật thì tiêu chí quan trọng hơn cả là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi kg vải.

Doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước để xây dựng thương hiệu và quảng bá rộng rãi sản phẩm trái vải đến thị trường Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2020, khi quả vải thiều được ra mắt trong chuỗi siêu thị AEON ở Nhật Bản. Cùng với cái bắt tay với người nông dân vùng vải và sự ưu ái của Bộ Công Thương, chúng ta đã có nhiều hoạt động quảng bá, hợp tác với Nhật Bản để xuất khẩu vải.

Từ lâu, nông dân vùng Hải Dương, Bắc Giang đã được chính quyền gợi ý chuyển đổi việc trồng lúa hai vụ sang mô hình trồng vải – loại cây lâu năm, kết hợp nuôi thủy sản, gia cầm… để nâng cao thu nhập. Dù cây vải là loại cây được thiên nhiên ban tặng riêng cho vùng đất này, nhưng việc trồng vải vẫn rủi ro do mỗi năm chỉ thu hoạch một lần và có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có năm cây không có trái nên người nông dân vốn khó khăn lại thêm khó khăn hơn. Những năm cây cho trái nhiều thì giá bán lại không cao. Làm sao để trái vải mang lại giá trị cao, xây dựng được thương hiệu là bài toán không chỉ cho người nông dân, doanh nghiệp mà cả chuỗi cung ứng về sản phẩm nông nghiệp.

tsttourist_cuoi_tuan_di_hai_vai_o_bac_giang_7-compressed.jpeg

Việc người nông dân Bắc Giang đã ý thức được việc này, cả làng đã mua tỏi, ớt, gừng về ủ cùng rượu, kết hợp cả nước vôi trong và một số loại chế phẩm sinh học khác phun để tránh sâu bệnh cho cây, cây cho trái ngọt, đẹp mắt mà không có thuốc độc hại vào cơ thế. Ngay cả việc chăm sóc cây, diệt trừ cỏ dại cũng lắm công phu, người nông dân dùng biện pháp thủ công thay vì thuốc hoá học, rồi dùng nước từ giếng để tưới.

Thương vụ Việt Nam đã mở gian hàng tặng miễn phí vải thiều cho người tham dự, ngay tại Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, diễn ra tại Công viên Yoyogi, thủ đô Tokyo. Và cùng với một số doanh nghiệp Nhật Bản đến khảo sát vùng vải thiều, lên kế hoạch thu mua xuất khẩu. Ngoài việc xuất khẩu vải tươi, các địa phương, doanh nghiệp cần kết hợp chuỗi cung ứng như lên men vải thiều thành nước ép, rượu, sấy khô, sản xuất một số loại mỹ phẩm làm đẹp để đa dạng hóa sản phẩm từ quả vải để giúp trái cây này tăng giá trị kinh tế.