CÁC LOẠI CONTAINER THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VẬN CHUYỂN

0 / 5. 0

Đối với ngành vận tải, container được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi. Container giúp cho việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa được an toàn góp phần phát triển ngành vận tải nói riêng và hoạt động thương mại nói chung. 

Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu chuẩn hóa container sử dụng trên phạm vi toàn cầu bộ tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) đã nêu rõ tiêu chuẩn về kích thước và mã ký hiệu container cụ thể như sau:

  • Về chiều rộng: Tất cả các loại container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft).
  • Về chiều cao: Hiện nay container được phân ra làm hai loại là loại thường và loại cao. Đối với container thường, nó thường cao khoảng  8 feet 6 inch (8’6”). Trong khi đó, loại container cao có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”).
  • Về chiều dài: Container 40 feet được lấy làm chuẩn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại container ngắn hơn, nhưng khi thiết kế phải tính toán làm sao có thể sắp xếp và đặt cưới container 40 feet vẫn có khe hở 3 inch ở giữa. Ví dụ:  2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch

PHÂN LOẠI CONTAINER

Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:

  • Container bách hóa
  • Container hàng rời
  • Container chuyên dụng
  • Container bảo ôn (Container lạnh)
  • Container hở mái (Container open top)
  • Container mặt bằng (Container flat rack)
  • Container bồn

1. Container bách hóa

Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).

Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

Đa phần, cont bách hóa chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa khô. Bởi vì, loại container này không được trang bị các thiết bị có chức năng làm lạnh, điều chỉnh nhiệt độ như một số container khác. Do đó, nó không thể vận chuyển hàng hóa có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn như đồ đông lạnh, thực phẩm,… mà chỉ có thể chuyên chở hàng hóa khô. Tuy nhiên, bù lại cho hạn chế đó, cont bách hóa được thiết kế với khoang chứa rộng, độ chắc chắn cao nên thường được lựa chọn để vận chuyển hàng hóa đường dài qua đường bộ và đường biển.

Kích thước của container bách hóa: 

Loại cont Kích thước Thể tích
Container 10 feet D 3,047m x R 2,438m x C 2,591m 14,9 m3.
Container 20 feet:  D 6.058m x R 2,438m x C 2,591m 33,04 m3.
Container 40’DC: D 12,192m x R 2,438m x C 2,591m 67,34m3.
Container 40’HC D 12,192m x R 2,438m x C 2,896m 75,95 m3.
Container 45 feet: D 13,556m x R 2,438m x C 2,896m 86 m3.

2. Container hàng rời

Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).

Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng. được dùng để vận chuyển các loại hàng rời khô như xi măng, ngũ cốc, mỳ, lúa, gạo hay các loại quặng khoáng sản.

Container hàng rời là Cont có thiết kế chuyên dụng cho việc vận chuyển các loai hàng rời.

Điều làm cho loại container này khác biệt với các loại container hở mái khác chính là cửa ở phía trên to, cho phép đưa hàng vào container bằng cách rót từ trên xuống qua miệng và dỡ hàng ở cổng dưới đáy hoặc bên cạnh container. Vị trí cổng kiểu này cũng giúp cho container hàng rời có được điều khác biệt so với container bách hóa.

Container hàng rời có 3 loại kích thước

Container 20 feet: Đây là loại container nhỏ nhất, phù hợp với khối lượng hàng hóa nhỏ và trung bình, thuận tiện khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ. So với xe tải thường, container hàng rời 20 feet có tải trọng lớn hơn, tối ưu hóa khả năng chứa hàng.

Container 40 feet: Loại container có kích thước tiêu chuẩn, không quá to cũng không quá nhỏ, thích hợp với loại hàng hóa có nhiều đặc điểm và là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Container 45 feet: Đây là kích thước container lớn nhất của container hàng rời. Đối với loại container này, việc sản xuất phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn để vận chuyển các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh, lớn đến rất lớn một cách hiệu quả.

3. Container chuyên dụng

Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống…

  • Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến). 
  • Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.

4. Container bảo ôn (Container lạnh) 

Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định. Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn. Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp container lạnh (refer container)

Hiện nay, trên thị trường container bảo ôn được chia thành nhiều loại, có thể chia ra 3 loại container chính, bao gồm:

  • Container lạnh (Refrigerated/Reefer container):

Trong tiếng Anh, container lạnh được gọi là Refrigerated/Reefer Container. Đây là một trong những loại container thuộc nhóm container bảo ôn đang được nhiều người lựa chọn để vận chuyển hàng hóa hiện nay. Loại container này được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hóa là thực phẩm tươi sống, thủy hải sản,…cần bảo quản ở nhiệt thấp. Do đó, để đáp ứng được điều kiện bảo quản này, container được trang bị hệ thống làm lạnh có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống mức cực thấp lắp đặt phía trong container. Tuy nhiên, một số container có thể được trang bị hệ thống làm lạnh ở phía ngoài và dẫn hơi vào bên trong để điều chỉnh nhiệt độ khi vận chuyển.

  • Container cách nhiệt (Insulated container):

Trong tiếng Anh, container cách nhiệt gọi là Insulated Container. So với container lạnh, container cách nhiệt được thiết kế vận chuyển các loại hàng khác. Thông thường, container cách nhiệt được lựa chọn để vận chuyển hàng hóa là rau củ quả, dược phẩm,…Bởi loại container này được thiết kế với lớp cách nhiệt giúp giữ nhiệt độ bên trong luôn ổn định, tránh gia tăng nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Do đó, không cần điều chỉnh nhiệt độ xuống mức quá thấp như vận chuyển thực phẩm sống, container cách nhiệt chỉ cần giữ nhiệt độ ở mức phù hợp, ổn định là đủ điều kiện vận chuyển rau quả, dược phẩm

  • Container thông gió (Ventilated container):

Trong tiếng Anh, container thông giá được gọi là Ventilated Container. Đây là loại container được thiết kế với hệ thống thông gió, giúp luồng khí lưu thông qua những lỗ nhỏ dọc theo vách ngăn. Về cơ bản, loại container này cũng có thể vận chuyển thực phẩm. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo quản của mỗi mặt hàng có sự khác biệt nên container thông gió thường được lựa chọn để chuyên chở hàng hóa thực vật cần đảm bảo độ thông thoáng, không bị ém khí để tránh hư hỏng.

5. Container hở mái (cont open top)

Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.

6. Container mặt bằng (Container flat rack)

Container mặt bằng hiện được dùng để chuyên chở nhiều nhất là mặt hàng siêu trường, siêu trọng, những hàng hóa vượt quá khổ có tải trọng cực kỳ lớn. Với hai thành thép linh đông có thể tháo rời giúp người dùng có thể kiểm soát cũng như xếp dỡ lượng hàng hóa một cách thuận lợi hơn. Bởi Container này dành cho những hàng hóa quá khổ nên việc trucking sẽ tốn nhiều chi phí. Vì thế bạn cần có sự tính toán kỹ càng trước khi quyết định sử dụng nó.

Container mặt bằng 20 feet:

  • Kích thước bên ngoài: Dài 6,06 x rộng 2,44 x cao 2,59 mm;
  • Kích thước bên trong: Dài 5,88 x rộng 2,37 x cao 2,25 mm;
  • Trọng lượng vỏ: 2,750kg;
  • Trọng lượng hàng tối đa: 31,158kg;
  • Trọng lượng tối đa cả vỏ: 34,000kg.

Thông số kỹ thuật của loại Container mặt bằng 20 feet phổ biến, tuy nhiên tùy thuốc vào nơi sản xuất thì cũng sẽ có sự thay đổi về kích thước tổng thể.

Container mặt bằng 40 feet:

  • Kích thước bên ngoài: Dài 12 x rộng 2,5 x cao 2,59 mm;
  • Kích thước bên trong: Dài 11,5 x rộng 2,43 x cao 2,25 mm;
  • Trọng lượng vỏ: 2,890kg;
  • Trọng lượng hàng tối đa: 34,135kg;
  • Trọng lượng tối đa cả vỏ: 37,025kg.

Loại Container mặt bằng 40 feet được sử dụng nhiều hơn loại 20 feet vì kích thước rộng và sức trở cao.

7. Container bồn

Container bồn hay còn gọi là iso tank, tank container. Container bồn iso tank là loại xe được thiết kế đặc biệt như một chiếc bồn lớn, làm từ vật liệu thép không gỉ, có thể chứa và vận chuyển lượng hàng hóa có khối lượng lớn. Và loại container này chủ yếu để vận chuyển các loại chất lỏng không nguy hiểm và nguy hiểm. Hiện nay, chúng được sử dụng cho các loại hóa chất nguy hiểm

Cũng giống như container kho (container khô) thì container bồn cũng được phân loại theo kích thước phổ biến là 20 feet và 40 feet. Cấu tạo gồm 1 khung thiết kế theo tiêu chuẩn ISO và bên trong được lắp một bồn chứa lớn. Thùng chứa này dùng để chứa các chất lỏng được bơm vào từ phía trên bồn. Với các bồn chứa của cont iso tank thì ở phần bên trong chúng được chủ yếu là thép không rỉ. Và bên ngoài bề mặt kim loại này còn có 1 lớp cách nhiệt và 1 ớp bảo vệ bên ngoài bằng polyurethane hoặc nhôm. Tuy nhiên đối với một số loại bồn chứa chịu áp lực thì có thể sử dụng một số loại vật liệu khác.

Tùy theo mục đích sử dụng, container bồn được phân thành những loại như sau:

  • Theo kích thước: Container bồn 20 feet, container bồn 40 feet,…
  • Theo thể tích: Container bồn 21000 lít, 24000 lít, 26000 lít,…
  • Phân loại theo vật liệu chế tạo: Container bồn thép, container bồn nhôm,…

HML SUPPLY CHAIN,. JSC

Tel: +84 82 369 2828

Email: infor@hml.com.vn

Website: hml.com.vn