DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHẬP KHẨU
KHAI BÁO HẢI QUAN LÀ GÌ?
Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất / nhập khẩu ra khỏi biên giới quốc gia Việt Nam.
Dịch vụ kê khai hải quan là hoạt động hỗ trợ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ hàng hóa và thực hiện khai báo hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu thông qua hệ thống điện tử. Sau đó cho thông quan và lấy hàng hóa ra khỏi cảng. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể cử nhân viên thực hiện việc kê khai hải quan trên hệ thống cổng thông tin số vằng chữ ký số. Tuy nhiên, để yên tâm, hoàn thiện các thủ tục diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp vẫn thượng chọn thuê dịch vụ khai báo hải quan từ các công ty logistics hoặc công ty Forwarders.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU
Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu
Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.
– Vận đơn bản sao.
– Vận đơn bản gốc có dấu.
Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được truyền đi, thông tin sẽ được tự động xử lý theo chương trình quản lý rủi ro của Hải quan và đưa ra mức độ kiểm tra.
Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.
Luồng đổ có 3 mức kiểm tra thực tế khác nhau:
- Kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá
- Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi pham thì kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về lô hàng đó.
- Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng còn nếu thấy vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi đưa ra kết luận về mức độ vi phạm của lô hàng đó.
Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
– Thuế nhập khẩu.
– VAT.
Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản
LÍ DO LỰA CHỌN HML LÀ ĐƠN VỊ KHAI THUÊ HẢI QUAN?
Đồng hành cùng Ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm là đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. HML tự tin hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng những thắc mắc của Khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến hải quan:
- Tư vấn dịch vụ miễn phí, chính xác và đầy đủ là tiêu chí tiên quyết của chúng tôi.
- Hỗ trợ và giải đáp kịp thời những thắc mắc của khách hàng
- Đội ngũ khai báo hải quan nhiệt tình, chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm khai báo hải quan
- Đội ngũ hiện trường tận tâm được đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ nhằm xử lí tình huống nhanh chóng và linh hoạt trong từng tình huống.