Thủ Tục Xuất Khẩu Thủy Sản Đông Lạnh
Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Đây cũng là cơ hội phát triển cho việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ra thế giới. Để tiếp cận thị trường quốc tế một cách sâu rộng và lâu dài, các chủ hàng và doanh nghiệp cần nắm bắt được quy trình và thủ tục khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản, góp phần đẩy mạnh quá trình giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
1. Chính sách về xuất khẩu thủy sản đông lạnh
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất khẩu không phải xin phép:
-
Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của CITES Việt Nam.
-
Các loài thủy sản có tên nằm trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này nếu như đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, đơn vị thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
-
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Chính vì vậy, thủy sản đông lạnh xuất khẩu phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
2. Mã HS hàng thủy sản đông lạnh
Thủy sản đông lạnh có mã HS thuộc Chương 03 – Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống. Dưới đây là mã HS của một số loại thủy sản đông lạnh:
-
Nhóm 0303 – Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
-
Nhóm 0304 – Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
-
Nhóm 0306 – Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
-
Nhóm 0307 – Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
-
Nhóm 0308 – Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
3. Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh
3.1 Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thủy sản đông lạnh gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
-
Tờ khai hải quan
-
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
-
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
-
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
-
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
-
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
-
Các chứng từ liên quan khác,…
3.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản đông lạnh
Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Loại thủy sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
Bước 2: Xác định mã HS của thủy sản
Tiếp theo doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng thủy sản. Điều này giúp phân loại hàng hóa và cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp.
Ví dụ như mã HS của cá tra là 0302.89.19, cá ba sa 0302.72.90, tôm hùm đá 0306.31.10, cua biển 0306.24.10, ếch đồng 0106.90.00, cá mú vàng nước ngọt 0301.11.99,…
Để tra mã HS nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam để xác định mã HS chính xác.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật
Khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh hay tươi sống đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC). Cách đăng ký kiểm dịch như sau:
Chuẩn bị hồ sơ:
* Thủy sản đông lạnh:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
* Thủy sản tươi sống:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu.
- Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES.
- Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…
Cơ quan nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…
Nhận hồ sơ và trả kết quả: Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.
Bước 4:Tiến hành thực hiện thủ tục khai báo hải quan
Sau khi chuẩn bị hoàn tất bộ hồ sơ chứng từ, chủ hàng cần tiến hành khai báo hải quan điện tử. Lưu ý, người khai báo hải quan cần điền đầy đủ thông tin của mặt hàng xuất khẩu khi kê khai, tránh trường hợp sai sót vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa.
Nếu chưa có kinh nghiệm, chủ lô hàng cần sử dụng dịch vụ đại lý thủ tục hải quan bên ngoài để giúp quá trình khai báo được diễn ra an toàn và nhanh chóng, đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.
Khi đã khai báo hoàn tất và tờ khai đã được truyền đi, hệ thống sẽ cấp số tự động nếu các thông tin chính xác và đầy đủ. Phía nhập khẩu cần xác nhận lại các thông tin để chắc chắn không có lỗi sai sót.
Nộp thuế và các giấy tờ cần thiết tại chi cục hải quan như đã khai báo trên tờ khai. Ngoài ra, tùy vào kết quả phân luồng mà xem xét lô hàng có phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không. Có 3 kết quả phân luồng, cụ thể:
- Đối với luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật hải quan,
- Đối với luồng vàng: hải quan sẽ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng kiểm tra chi tiết hồ sơ.
- Đối với luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.
Bước 5: Hoàn tất quá trình thông quan
Khi các hồ sơ được hải quan phê duyệt, nộp lại cho hãng tàu để hoàn tất quá trình thông quan. Sau khi hoàn tất các bước trên, đơn vị đã hoàn tất quá trình thông quan xuất khẩu mặt hàng thủy sản.
4. Quy định về thủ tục xuất khẩu hàng thủy sản
4.1 Quy định về thủ tục xuất khẩu hàng thủy sản
Xuất khẩu thủy sản cần tuân thủ các quy định về thủ tục như sau:
Thủ tục xuất khẩu thủy sản tươi sống
- Thủ tục hải quan xuất khẩu truyền thống
Quy định tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
Quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại.
- Thủ tục hải quan điện tử
Quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính.
Quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại.
Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh
- Thủ tục hải quan xuất khẩu truyền thống
Quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu.
Quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng sản xuất trong nước.
Quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu thương mại.
- Thủ tục hải quan điện tử
Quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính.
Quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử với hàng hóa xuất khẩu thương mại.
4.2 Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu và vận chuyển thủy sản đông lạnh
Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu thủy sản
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…
Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu gốm sứ gồm:
-
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
-
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
-
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua…)
Những lưu ý gì khi vận chuyển và bảo quản thủy sản đông lạnh và tươi sống
Để hàng hóa đến nơi an toàn, nguyên vẹn, doanh nghiệp cần thận trọng trong khâu đóng gói thủy sản.
- Thủy sản tươi sống: Đựng thủy sản tươi sống vào trong các thùng xốp, dưới đáy thùng đặt đá khô để giữ độ tươi hoặc sử dụng thùng carton chuyên dụng cho thủy sản, có khả năng chống thấm nước giúp bảo quản một cách tốt nhất.
- Thủy sản đông lạnh: Thủy sản được bọc trong túi nilon hoặc đặt trong thùng xốp. Nhiệt độ bảo quản trong khoảng -20 độ C là ổn định.
Doanh nghiệp cần phải canh chuẩn xác thời gian hạ container để tránh phát sinh thêm các chi phí ở cảng.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu được bảo toàn một cách nguyên vẹn với chất lượng không đổi và đạt lợi nhuận tối ưu nhất.
Lưu ý về tỷ lệ khối lượng mạ băng với thủy sản/sản phẩm thủy sản đông lạnh (dưới 5%); giáp xác được cắt/lột vỏ và sản phẩm chế biến từ nó đông lạnh (dưới 7%); giáp xác/sản phẩm từ giáp xác nguyên con đông lạnh (dưới 14%); thủy sản/sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng khác (dưới 8%).
5. HML là đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu thủy sản chuyên nghiệp
Với nhiều năm kinh nghiệm, HML tự tin đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhất.
- HML là thành viên của các hiệp hội logistics trong nước và quốc tế như VLA, WCA, JCTRANS, PPL,…..
- Cam kết mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, ưu tiên lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Tư vấn dịch vụ nhanh chóng, đầy đủ, miễn phí. Giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
- Đối với những khách hàng mới bắt đầu lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục và quy trình xuất nhập khẩu một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
- Bảo mật thông tin khách hàng.
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chuyên nghiệp.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao với phương châm MỌI LÚC – MỌI NƠI.
HML SUPPLY CHAIN,. JSC
Tel: +84 82 369 2828
Email: infor@hml.com.vn
Website: hml.com.vn