Thủ Tục Xuất Khẩu Cà Phê

0 / 5. 0

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên hiện có rất nhiều Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Thủ tục xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt có phần khá thông thoáng và được tạo mọi điều kiện tối đa. Nhưng khi xuất khẩu cà phê, các Doanh nghiệp cần phải lưu ý đến vấn đề kiểm dịch và yêu cầu kiểm dịch của đối tác ở đầu nhập khẩu.

1. Quy định của pháp luật về xuất khẩu cà phê

Căn cứ theo thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương. Thì mặt hàng cà phê không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó thì cà phê cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu cafe đi những nước khác hoàn toàn bình thường.

Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất nông sản.

2. Thuế xuất nhập khẩu và Mã HS cà phê

2.1 Biểu thuế xuất nhập khẩu

– Thuế VAT: 10%
– Thuế nhập khẩu ưu đãi: cà phê không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
Vì vậy, khi xuất khẩu cà phê người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.

2.2 Mã HS cà phê

Cà phê có HS thuộc Chương 9: Cà phê, Chè, Chè PARAGOAY và các loại gia vị

Mã HS Mô tả
0901 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
– Cà phê, chưa rang:
090111 – – Chưa khử chất caffeine:
09011110 – – – Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011190 – – – Loại khác
090112 – – Đã khử chất caffeine:
09011210 – – – Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011290 – – – Loại khác
– Cà phê, đã rang:
090121 – – Chưa khử chất caffeine:
09012110 – – – Chưa xay
09012120 – – – Đã xay
090122 – – Đã khử chất caffeine:
09012210 – – – Chưa xay
09012220 – – – Đã xay
090190 – Loại khác:
09019010 – – Vỏ quả và vỏ lụa cà phê
09019020 – – Các chất thay thế có chứa cà phê

3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan

  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)

  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa

  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)

  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)

  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)

  • Các chứng từ liên quan khác,…

4. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê

4.1 Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu

Để một sản phẩm cà phê Việt Nam có thể đến tay của các nước bạn, bao bì cà phê phải được đóng gói kỹ lưỡng, có in đầy đủ thông tin nhãn mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các tỷ lệ đặc biệt khác.

Ngoài ra, trước khi được đóng gói vào bao bì, chúng phải trải qua sự kiểm định khắt khe về chất lượng cũng như độ ẩm cho phép, liệu đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm cà phê đã rang xay thì thường được đóng trong túi 30kg, còn các sản phẩm cà phê thô sẽ được đóng theo túi có trọng lượng 60kg.

Những loại container theo tiêu chuẩn quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu:

Hiện nay có 3 loại kích thước container đạt tiêu chuẩn ISO là container 20 feet, 40 feet và 45′. Tùy thuộc vào loại hàng hóa của bạn mà chọn loại container tương ứng. Sau đây là kích thước phủ bì của container:

  • Container 20 feet: Dài 6,060m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m

  • Container 40 feet: Dài 12,190m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m

  • Container 45 feet: Dài 13,716m; Rộng 2,500m; Cao 2,896m

Cách bảo quản cà phê xuất khẩu

Một trong những vấn đề mà người dùng thường bỏ qua khi tìm hiểu cách đóng gói cà phê xuất khẩu đó là bảo quản cà phê. Bởi vì thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ tốn rất nhiều thời gian và có thể gặp phải thời tiết không thuận lợi. Vì thế, cà phê có thể bị hư hỏng, nấm mốc trước khi tới tay người sử dụng.

Vậy nên, doanh nghiệp cần đảm bảo những vấn đề sau:

  • Bao bì được đóng gói kín hoàn toàn, không được để không khí lọt vào

  • Container chứa hàng phải khô ráo, có nhiệt độ vừa phải

  • Trang bị những dụng cụ hút ẩm để hạn chế không khí ẩm tiếp xúc với hạt cà phê

4.2 Chứng nhận xuất xứ (C/O)

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

– Bộ hồ sơ để xin cấp C/O gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan

  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất

  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

4.3 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu cà phê

Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng cà phê, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng cà phê xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.

– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)

  • Danh sách đóng gói (Packing List)

  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)

  • Mẫu của lô hàng cà phê xuất khẩu

– Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.

Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.

Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.

5. HML là đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu cà phê chuyên nghiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm, HML tự tin đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhất.

  • HML là thành viên của các hiệp hội logistics trong nước và quốc tế như VLA, WCA, JCTRANS, PPL,…..
  • Cam kết mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, ưu tiên lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
  • Tư vấn dịch vụ nhanh chóng, đầy đủ, miễn phí. Giải đáp thắc mắc của khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Đối với những khách hàng mới bắt đầu lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục và quy trình xuất nhập khẩu một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
  • Bảo mật thông tin khách hàng.
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao với phương châm MỌI LÚC – MỌI NƠI.

HML SUPPLY CHAIN,. JSC

Tel: +84 82 369 2828

Email: infor@hml.com.vn

Website: hml.com.vn