MỘT SỐ LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần làm gì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp?
Để hỗ trợ cho các khách hàng của chúng tôi, HML đưa ra một vài đặc điểm cần lưu ý cho các bạn khi làm thủ tục các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ .
Trước khi lên kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ, hoặc trước khi chuyển hàng, nhà xuất khẩu cần phải kiểm tra những hạn chế trong việc nhập khẩu của Mỹ, ước tính phí hải quan, cung cấp chứng từ theo quy định khi đặt vận chuyển hàng và cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ được sẽ phải làm việc với cơ quan nào chịu trách nhiệm về các quy định nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Điều số 1: Tìm hiểu về Luật FSMA của Mỹ
Tìm hiểu Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm(Food Safety Modernization Act – FSMA). Luật này đã được ban hành và để sửa đổi các quy định liên quan đến sản xuất thực phẩm, đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống thực phẩm toàn cầu
Luật FSMA được trao cho cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhiều quyền hơn để giám sát và thực thi các chuỗi cung ứng
Quy tắc thực hiện FSMA là những gì?
- Kiểm soát Phòng ngừa đối với Thực phẩm cho Người; Các cơ sở thực phẩm dành cho Người đã đăng ký với FDA phải thực hiện một kế hoạch bằng văn bản xác định mối nguy và vạch ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa thích hợp
- Kiếm soát Phòng ngừa đối với Thực phẩm Động vật- Các cơ sở thực phẩm động vật đã đăng ký với FSA phải thực hiện một kế hoạch bằng văn bản xác định các mối nguy và vách ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa thích hợp
- Sản xuất an toàn: Thiết lập các tiêu chuẩn an toàn tối tiểu để trồng, thu hoạch, đóng gói và lưu trữ sản phẩm
- Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài: Các nhà nhập khẩu phải xác minh rằng các nhà cung cấp nước ngoài của họ tuân thủ các quy định của FDA
- Chứng nhận của bên thứ ba- Công nhận các tổ chức chứng nhận của bên thứ ba để quản lý các cuộc đánh giá tư vấn tự nguyện và theo quy định để giúp các công ty chuẩn bị cho các cuộc đánh giá theo quy định đạt được chứng nhận.
- Bảo vệ thực phẩm ( chống lại việc gian lận/ giả mạo/ trộn lẫn có chủ ý – Quy tắc IA): Các cơ sở thực phẩm đã đăng ký với FDA phải phát triển một kế hoạch đánh giá các lỗ hổng ô nhiễm và lập thành văn bản chiến lược giảm thiểu cho mỗi lỗ hổng đó
- Vận chuyển vệ sinh- yêu cầu mới đối với các công ty vận chuyển thực phẩm, bao gồm người gửi hàng, người nhận hàng, người bố xếp và người vận chuyển
Điều 2: Các thủ tục kê khai khi xuất khẩu thị trường Mỹ
- Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS): Đối với những nhà vận chuyển hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ thì bắt buộc phải khai báo AMS. Chỉ sau khi kê khai hải quan tự động thì hàng hóa mới được đưa lên phương tiện vận chuyển ở cảng xếp cuối trước khi vào lãnh thổ Mỹ trong thời gian 24 tiếng.
Thủ tục đăng ký khai báo AMS có các bước sau
- B1: Đăng ký khai báo AMS. Thời gian đăng ký khoảng 10 ngày làm việc hoặc phụ thuộc vào tiến độ duyệt hồ sơ của Hải quan Mỹ
- B2: Đăng ký, tại tài khoản kê khai AMS. Thời gian làm việc; 2 ngày
- Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu ( Import Security Filing – ISF): Là khai báo an ninh cho người nhập khẩu khi hàng hóa vào Mỹ. ISF còn được gọi là 10+2, chính là hồ sơ theo yêu cầu cảu CBP để ghi lại thông tin và các chi tiết nhập khẩu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác.
Các thông tin yêu cầu khai ISF có những gì? Thông tin kê khai từ nhầ nhập khẩu hoặc nhà cung cấp.
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất ( nhà cung cấp)
- Tên và địa chỉ của người bán ( hoặc chủ sở hữu)
- Tên và địa chỉ của người mua ( hoặc chủ sở hữu)
- Nơi đóng hàng vào container
- Tên và địa chỉ của người gom hang
- Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu
- Số người nhận hang
- Nước xuất hang
- Biểu thuế quan hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng
Điều 3: Soi container – X Ray Container
Hải quan Mỹ sẽ áp dụng biện pháp soi container đối với container nào có sự nghi ngờ về an ninh, hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc tại cảng đích ở MỸ.
Chính vì Mỹ là một trọng những thị trường rất khó tính và có những nguyên tắc kiểm tra an ninh chặt chẽ, nên các doanh nghiệp cần lưu ý tuyệt đối để thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng vào MỸ được nhanh chóng và thuận lợi. HML luôn khuyến cáo các khách hàng của mình một số lưu ý như sau:
- Chậm kê khai AMS, hoặc chỉnh sửa AMS: Vấn đề nàyeraats thường xảy ra, do số lượng hàng hóa thực tế xuất có khác biệt so với lúc kê khai AMS ban đầu, hoặc thông tin người nhận người gửi bị sai sót. Và việc chỉnh sửa thông tin AMS này, Hải quan Mỹ sẽ áp dụng mức lên phí chỉnh sửa là 40-45 USD/ lần ( tùy quy định của mỗi hãng tàu)
- Chậm kê khai ISF: Nguyên tắc ISF là do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm, Nhưng nếu việc kê khai này không đầy đủ sẽ dẫn đến việc nhà nhập khẩu sẽ có thể bị chịu mức chịu phạt lên đến 5000USD cho một lô hàng.
- Hàng hóa bị giữ lại để soi: Là vướng mắc mà các doanh nghiệp thường xuyên vướng mắc.TUy nhiên tùy theo điều kiện giao hàng và điều kiện thương mại trong hợp đồng mà chi phí này thuộc trách nhiệm của bên xuất hàng hay bên nhập hàng. Tuy nhiên, khi container đã bị giữ lại ở cảng để soi, thường sẽ phát sinh các chi phí soi container và các chi phí phát sinh lưu container tại cảng – vì thồng thường thời gian kiểm tra cho mỗi một container thường mất 7 tuần đến 14 ngày tùy thời điểm.